Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/cusplxoy/public_html/includes/countries.php on line 10
Phòng chống tham nhũng - Thanh tra thành phố Tam Kỳ
03:16 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Phòng chống tham nhũng

Quang cao giua trang
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

1. Quá trình phát triển chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất công ở Việt Nam hiện nay

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất công ở Việt Nam hiện nay

Đấu giá quyền sử dụng đất công tại một số địa phương trong thời gian qua đã góp phần rất lớn trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát huy hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng, đô thị hóa đất nước. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất công trong thời gian qua đã trở thành mối lo ngại và bức xúc trong xã hội. Do vậy, việc tìm ra giải pháp để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất công ở Việt Nam hiện nay là cấp thiết. Bài viết khái quát thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất công và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

Tóm tắt: Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều chủ thể trong bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung, giá trị pháp lý khác nhau. Mỗi hình thức văn bản phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nhất định. Vấn đề kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật cần được quan tâm nghiên cứu đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả, cơ chế kiểm soát quyền lực từng bước hoàn thiện, phù hợp với chủ trương của Đảng, tuân thủ những nguyên tắc nhất định và phải có giải pháp đồng bộ.

Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số thách thức và giải pháp thực hiện

Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số thách thức và giải pháp thực hiện

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm’ trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật là một yêu cầu quan trọng. Nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng việc xây dựng chế độ liêm chính trong hoạt động công vụ để mỗi công chức thực sự vô tư, khách quan khi tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, vượt qua những tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích” đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

Hoàn thiện chế định xử lí tài sản tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Hoàn thiện chế định xử lí tài sản tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Tóm tắt: Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua cho thấy, bên cạnh việc phòng, chống hay xử lý chủ thể có hành vi tham nhũng thì các quy định của pháp luật về xử lý phần tài sản do hành vi tham nhũng gây ra cũng cần được hoàn thiện. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích những quy định về tài sản tham nhũng và xử lý tài sản tham nhũng của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định này.

Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; đây là quy định mới nhất của Bộ Chính trị.

Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay

Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Bài viết khái quát quá trình hình thành pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, đánh giá thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Phát động cuộc thi: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”

Phát động cuộc thi: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”

Ngày 25/8, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm tham dự và chủ trì buổi phát động.

Thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam

Thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam

Tóm tắt: Tham nhũng là “giặc nội xâm”[1], là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, là tác nhân chính dẫn đến làm giảm hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước[2]. Chính vì vậy, kể từ khi bắt đầu Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1986), vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong mấy năm gần đây, cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta đã giành được những thành tựu, thể hiện qua việc đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn mà trong đó nhiều quan chức cấp cao đã bị kết án[3] - điều chưa từng có trước đây.Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện vẫn còn khá phổ biến và gây nhiều bức xúc trong xã hội[4]. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích cơ sở chính trị, pháp lý, những thách thức đặt ra đối với việc thu hồi tài sản tham nhũng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Tham nhũng vặt và phòng, chống tham nhũng vặt

Tham nhũng vặt và phòng, chống tham nhũng vặt

Tóm tắt: Tham nhũng vặt là tệ nạn xã hội xảy ra phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm, hậu quả và các biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt ở một số quốc gia; đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó ở Việt Nam.

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Hoàn thiện thể chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện thể chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã ở mức nghiêm trọng đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp trung ương, ở các chương trình, dự án lớn mà ngay tại chính quyền cơ sở, nơi tiếp xúc giải quyết hàng ngày các vấn đề của dân cũng xảy ra các hiện tượng cửa quyền, nhũng nhiễu, trục lợi.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

Tóm tắt: Thu hồi tài sản tham nhũng đã và đang trở thành nội dung được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thu hồi tài sản tham nhũng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Chính phủ đánh giá “tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại”[1]. Để tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi tài sản tham nhũng, bài viết này trình bày phương thức thu hồi tài sản dựa trên quy trình khởi kiện dân sự theo kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Tóm tắt: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, chính trị và kinh tế phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm suy yếu các thể chế dân chủ, kìm hãm sự phát triển kinh tế và góp phần vào sự bất ổn của chính phủ[1]. Tham nhũng có thể diễn ra ở dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Những hành vi tham nhũng liên quan đến những khoản chi phí nhỏ hay còn được gọi là tham nhũng vặt tuy ít được chú ý nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng trên thực tế vì đây là dạng tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những nền kinh tế quá độ và đang phát triển. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả đã trình bày khái quát về tham nhũng vặt; tác động tiêu cực của tham nhũng vặt; phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới; và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

Gian dối - biểu hiện của tham nhũng và để tham nhũng

Gian dối - biểu hiện của tham nhũng và để tham nhũng

(PLO) - Không trung thực trong kê khai tài sản bắt buộc thì chính xác đó là một sự gian dối. Gian dối không kê khai biệt thự giá trị 100 tỷ đồng (bằng 70 năm lương của cán bộ cao cấp - chủ nhân của căn biệt thự đó) mà chỉ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách thôi thì đó là sự khuyến khích tham nhũng.


Các tin khác

 
Cơ quan chủ quản: THANH TRA THÀNH PHỐ TAM KỲ- TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ cơ quan: 70 Hùng Vương -Thành phố Tam Kỳ-  Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3810268
Chịu trách nhiệm nội dung: Thanh phố Tam Kỳ. 
Ghi rõ nguồn 'http://thanhtratamky.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.